Dự
thảo Luật giáo dục (sửa đổi) có 10 chương, 120 điều, được xây dựng nằm
mục tiêu phát triển toàn diện con người Việt Nam có đạo đức, tri thức,
văn hóa, thẩm mỹ và nghề nghiệp.
Tại hội nghị, trên
cơ sở phân tích những tồn tại, hạn chế hiện nay trong ngành giáo dục,
các đại biểu đã đưa ra nhiều ý kiến góp ý vào dự thảo Luật. Các đại biểu
đề nghị Ban soạn thảo quy định rõ hơn về khung cơ cấu hệ thống giáo dục
quốc dân và khung trình độ quốc gia. Quy định chuẩn đầu vào với các
nghề đặc thù. Quy định chuẩn nhà giáo, đảm bảo hợp lý, sát thực với thực
tiễn hơn và cân nhắc về trình độ, tính khả thi của việc nâng chuẩn đào
tạo lên trình độ cao đẳng đối với giáo viên mầm non. Ngoài ra, có ý kiến
cho rằng, liên quan đến giáo dục đào tạo còn có Luật Giáo dục nghề
nghiệp và Luật Giáo dục đại học, do đó Luật Giáo dục (sửa đổi) chỉ nên
tập trung đến bậc học phổ thông để tránh trùng lặp.

Các đại biểu đóng góp ý kiến.
Các
đại biểu cũng tích cực đóng góp ý kiến liên quan đến chính sách tiền
lương đối với nhà giáo, công tác quản lý nhà nước về giáo dục, phương
pháp giáo dục lấy học sinh làm trung tâm; việc biên soạn chương trình
sách giáo khoa, các hành vi bị cấm trong cơ sở giáo dục… Bên cạnh đó,
còn có ý kiến cho rằng nên có sự điều chỉnh, lý giải các thuật ngữ một
cách chính xác hơn, đảm bảo tính chuẩn mực của văn bản luật khi ban
hành.
Đồng chí Mai Sỹ Diến, Phó Trưởng đoàn ĐBQH ghi
nhận, tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu. Đoàn ĐBQH tỉnh sẽ tổng
hợp và có ý kiến góp ý tại kỳ họp Quốc hội sắp tới.