Ngày 07/11/2016.
Buổi sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều khiển
phiên họp. Quốc hội đã nghe: Bộ
trưởng Bộ khoa học và công nghệ Chu Ngọc Anh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính
phủ trình bày Tờ trình về dự án Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi); nghe Chủ
nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng
trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi).
Sau
đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật quản lý ngoại thương. Trong phiên thảo
luận, đã có 22 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào
những nội dung sau: Sự cần thiết ban hành, tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự
thảo Luật; Trách nhiệm quản lý nhà nước về ngoại thương; Các biện pháp hành
chính về quản lý hoạt động ngoại thương: cấm xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; tạm
ngừng xuất khẩu, nhập khẩu hàng hóa; hạn ngạch, hạn ngạch thuế quan; quản lý
theo giấy phép, điều kiện; quản lý hoạt động ngoại thương đối với các nước có
chung đường biên giới…; Về các biện pháp kỹ thuật, kiểm dịch; các biện pháp
phòng vệ thương mại; các biện pháp phát triển hoạt động ngoại thương; Bảo đảm tính
thống nhất của dự án Luật với các luật có liên quan, các điều ước quốc tế mà
Việt Nam là thành viên…Sau các ý kiến của đại biểu quốc hội, Bộ trưởng Bộ công
thương Trần Tuấn Anh đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề được các vị
đại biểu Quốc hội nêu.
Buổi
chiều, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều khiển. Quốc hội đã nghe: Bộ trưởng Bộ văn
hóa, thể thao và du lịch Nguyễn Ngọc Thiện, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính
phủ trình bày Tờ trình dự án Luật du lịch (sửa đổi); nghe Chủ nhiệm Ủy ban văn
hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng của Quốc hội Phan Thanh Bình
trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật du lịch (sửa đổi).
Sau
đó, Quốc hội thảo luận về dự án Luật quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và
công cụ hỗ trợ. Trong phiên thảo luận, đã có 14 đại biểu Quốc hội phát biểu.
Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau: Sự cần thiết ban hành,
tên gọi, phạm vi điều chỉnh của dự thảo Luật; Các hành vi bị nghiêm cấm; giải
thích từ ngữ; Nguyên tắc quản lý, sử dụng vũ khí, vật liệu nổ và công cụ hỗ
trợ; Tiêu chuẩn, trách nhiệm của người sử dụng, người quản lý kho vũ khí, vật
liệu nổ, công cụ hỗ trợ; Đối tượng được trang bị vũ khí quân dụng, vũ khí thể
thao, vũ khí thô sơ, công cụ hỗ trợ; Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh,
sửa chữa, xuất khẩu, nhập khẩu vũ khí; quy định nổ súng và sử dụng công cụ hỗ
trợ; Nghiên cứu, chế tạo, sản xuất, kinh doanh, xuất khẩu, nhập khẩu vật liệu
nổ công nghiệp và các quy định về quản lý, sử dụng vật liệu nổ; Trách nhiệm của
các bộ, ngành, ủy ban nhân dân các cấp, cơ quan, tổ chức, cá nhân trong việc
thu gom, phân loại, bảo quản, thanh lý, tiêu hủy vũ khí, vật liệu nổ, công cụ
hỗ trợ… Sau các ý kiến của đại biểu quốc hội,Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm đã
phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề được các vị đại biểu Quốc hội nêu.
Tiếp theo, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng
Quốc Hiển điều khiển. Quốc hội đã
nghe: Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội
Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Nghị
quyết về kế hoạch phát triển kinh tế-xã hội năm 2017; nghe Phó Tổng thư ký Quốc
hội Hoàng Thanh Tùng trình bày dự thảo Nghị quyết về kế hoạch phát triển kinh
tế-xã hội năm 2017, sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua mục 2 Phần II về Các
chỉ tiêu chủ yếu và toàn văn Nghị quyết.
Ngày 08/11/2016.
Buổi
sáng, Quốc
hội làm việc ở tổ, thảo luận về dự án Luật thủy lợi và dự án Luật du lịch (sửa
đổi). Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa thảo luận tại tổ 6 cùng với Đoàn ĐBQH tỉnh Vĩnh
Phúc và Hậu Giang. Trong buổi thảo luận đã có 14 lượt ý kiến tham gia. Trong
đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa có 8 lượt ý kiến tham gia phát biểu vào dự thảo 2
luật trên.
Buổi chiều, Quốc hội
làm việ tại hội trường, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều khiển phiên
họp. Quốc hội đã nghe: Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy
quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp
vừa và nhỏ; nghe Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày
Báo cáo thẩm tra dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Sau
đó, Quốc hội thảo luận về dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của
Nghị quyết số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Trong
phiên thảo luận, đã có 6 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập
trung vào những nội dung sau: Sự cần thiết bổ sung đối tượng miễn thuế sử dụng
đất nông nghiệp; Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với toàn bộ diện tích
đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân; Miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đối
với diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho tổ chức đang trực tiếp sử
dụng đất để sản xuất nông nghiệp; Thuế sử dụng đất nông nghiệp đối với
diện tích đất nông nghiệp được Nhà nước giao cho đơn vị vũ trang nhân dân quản
lý sử dụng; Thời hạn miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp; Hình thức ban hành Nghị
quyết…Sau ý kiến phát biểu của đại biểu Quốc hội, Bộ trưởng Bộ tài chính Đinh
Tiến Dũng đã phát biểu giải trình, làm rõ một số vấn đề được các vị đại biểu
Quốc hội nêu.
Tiếp
theo, Quốc hội đã nghe: Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban
kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu,
chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về kế hoạch tái cơ cấu nền kinh tế giai đoạn
2016-2020; Phó Tổng thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh trình bày dự thảo Nghị quyết về
kế hoạch cơ cấu lại nền kinh tế giai đoạn 2016-2020. Sau đó, Quốc hội biểu
quyết thông qua toàn văn Nghị quyết.
Ngày 09/11/2016.
Buổi sáng, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều khiển
phiên họp. Quốc hội đã nghe: Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng,
thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật quy hoạch;
nghe Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm
tra dự án Luật quy hoạch; nghe Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy
ban Tài chính, ngân sách của Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải
trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 5 năm
(trong đó có nội dung mục tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý
nợ công) giai đoạn 2016-2020; nghe Phó Tổng thư ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh trình
bày dự thảo Nghị quyết về Kế hoạch tài chính 5 năm (trong đó có nội dung mục
tiêu, định hướng huy động, sử dụng vốn vay và quản lý nợ công) giai đoạn
2016-2020. Sau đó, Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 2 về Mục tiêu cụ thể. Với
kết quả 86,64% đại biểu tán thành, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về Kế hoạch
tài chính 5 năm giai đoạn 2016-2020.
Phần
còn lại buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về dự án Luật hỗ trợ doanh nghiệp
vừa và nhỏ và dự án Luật quy hoạch. Trong buổi thảo luận đã có 8 ý kiến tham
gia phát biểu. Trong đó, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa có 5 ý kiến tham gia phát
biểu về dự thảo 2 luật trên.
Buổi
chiều, Phó Chủ tịch Quốc hội Đỗ Bá Tỵ điều khiển phiên họp.
Quốc hội đã nghe: Bộ trưởng Bộ công an Tô Lâm, thừa ủy quyền của Thủ tướng
Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp
thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập cảnh Việt Nam; nghe Chủ nhiệm Ủy ban quốc phòng
và an ninh của Quốc hội Võ Trọng Việt trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị
quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài nhập
cảnh Việt Nam; nghe Bộ trưởng Bộ kế hoạch và đầu tư Nguyễn Chí Dũng, thừa ủy
quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự án Luật sửa đổi, bổ sung
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư; nghe Chủ nhiệm Ủy ban kinh tế của
Quốc hội Vũ Hồng Thanh trình bày Báo cáo thẩm tra dự án Luật sửa đổi, bổ sung
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư.
Sau
đó, Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án Luật cảnh vệ, Luật sửa đổi, bổ sung
Danh mục ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện của Luật đầu tư và dự thảo
Nghị quyết về việc thực hiện thí điểm cấp thị thực điện tử cho người nước ngoài
nhập cảnh Việt Nam. Trong buổi thảo luận tổ đã có 12 lượt ý kiến tham gia của
các đại biểu, trong đó Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa đã 8 lượt ý kiến tham gia phát
biểu về 2 dự thảo luật và dự thảo Nghị quyết trên.
Ngày 10/11/2016,
Buổi sáng, Quốc hội làm việc tại hội trường, Quốc hội biểu
quyết thông qua Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn
2016-2020. tiếp theo, dưới sự điều
khiển phiên họp của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển. Quốc hội đã nghe: Ủy
viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc
hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo
Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2016-2020; Phó Tổng Thư
ký Quốc hội Lê Bộ Lĩnh trình bày dự thảo Nghị quyết về kế hoạch đầu tư công
trung hạn giai đoạn 2016-2020 và Quốc hội đã biểu quyết thông qua Điều 2, Điều
4 và toàn văn Nghị quyết.

Sau đó, dưới sự điều khiển của Phó
Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu Quốc hội thảo
luận về dự án Luật trợ giúp pháp lý (sửa đổi). Trong phiên thảo
luận, đã có 21 đại biểu Quốc hội phát biểu, Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa có 01 ý
kiến pháp biểu của đại biểu Cao Thị Xuân, Phó Chủ tịch Hội đồng Dân tộc của
Quốc hội. Các ý kiến thảo luận tập trung vào những nội dung sau: Sự cần thiết
sửa đổi Luật và phạm vi sửa đổi; Phạm vi người được trợ giúp pháp lý; Người
thực hiện trợ giúp pháp lý; Hợp đồng thực hiện trợ giúp pháp lý; Cộng tác viên
trợ giúp pháp lý; Tiêu chuẩn của trợ giúp viên pháp lý; Chi nhánh của Trung tâm
trợ giúp pháp lý nhà nước; Xã hội hóa hoạt động trợ giúp pháp lý; Hình thức trợ
giúp pháp lý (tham gia tố tụng, đại diện ngoài tố tụng, tư vấn pháp luật, trợ
giúp pháp lý lưu động...); Trình tự, thủ tục thực hiện trợ giúp pháp lý; cơ chế
giải quyết tranh chấp và bồi thường thiệt hại trong trợ giúp pháp lý; Nguồn tài
chính cho hoạt động trợ giúp pháp lý; Quỹ trợ giúp pháp lý; các biện pháp kiểm
soát chi phí trợ giúp pháp lý bảo đảm tiết kiệm, hiệu quả; Các giải pháp nâng
cao chất lượng hoạt động trợ giúp pháp lý... Sau đó, Bộ trưởng Bộ tư pháp Lê
Thành Long giải trình ý kiến của đại biểu Quốc hội về dự án Luật trợ giúp pháp
lý (sửa đổi).
Buổi chiều, Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển điều khiển phiên
họp. Quốc hội đã thảo luận về dự án Luật quản lý, sử dụng tài sản nhà nước (sửa
đổi). Trong phiên thảo luận, đã có 18 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến
thảo luận tập trung vào những nội dung sau: Phạm vi điều chỉnh của Luật; Khái
niệm tài sản công, nguyên tắc quản lý, sử dụng tài sản công; Chế độ quản lý, sử
dụng tài sản công tại cơ quan nhà nước; Chế độ quản lý, sử dụng tài sản công
tại các đơn vị sự nghiệp công lập; Chế độ quản lý, sử dụng, khai thác nguồn lực
tài chính từ đất đai và tài nguyên thiên nhiên; Huy động vốn để đầu tư xây
dựng, mua sắm tài sản; Vai trò thanh tra, kiểm tra, giám sát của các cơ quan
chức năng trong quản lý, sử dụng tài sản công…
Sau
đó, Quốc hội họp riêng. Quốc hội đã nghe: Bộ trưởng Bộ công thương Trần Tuấn
Anh, thừa ủy quyền của Thủ tướng Chính phủ trình bày Tờ trình dự thảo Nghị
quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận; Chủ
nhiệm Ủy ban khoa học, công nghệ và môi trường của Quốc hội Phan Xuân Dũng
trình bày Báo cáo thẩm tra dự thảo Nghị quyết về việc dừng thực hiện Dự án xây
dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận.
Ngày 11/11/2016.
Buổi sáng, Quốc hội thảo luận ở tổ về các dự án, dự thảo: Luật
đường sắt (sửa đổi), Luật chuyển giao công nghệ (sửa đổi) và Nghị quyết về việc
dừng thực hiện Dự án xây dựng Nhà máy điện hạt nhân Ninh Thuận. Trong buổi thảo
luận đã có 13 lượt ý kiến phát biểu, trong đó Đoàn ĐBQH tỉnh có 8 lượt ý kiến
tham gia của các ĐBQH trong đoàn về các dự án luật và Nghị quyết trên.
Buổi chiều, Quốc
hội họp phiên toàn thể tại hội trường. Quốc hội đã thực hiện 03 nội dung:
1. Dưới sự điều khiển
phiên họp của Phó Chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu Quốc hội đã thảo luận
về dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi). Trong phiên thảo
luận, đã có 12 đại biểu Quốc hội phát biểu. Các ý kiến thảo luận tập trung vào
những nội dung sau: Sự cần thiết sửa đổi Luật; quan điểm chỉ đạo xây dựng Luật;
Đối tượng được bồi thường; phạm vi trách nhiệm bồi thường nhà nước; Nguyên tắc
bồi thường và giải quyết bồi thường; thời hiệu yêu cầu bồi thường; các hành vi
bị nghiêm cấm; Căn cứ xác định trách nhiệm bồi thường của Nhà nước; văn bản làm
căn cứ yêu cầu bồi thường; Quyền và nghĩa vụ của người bị thiệt hại và của
người thi hành công vụ gây thiệt hại; Mô hình cơ quan giải quyết bồi thường; Các
thiệt hại được bồi thường và không được bồi thường; Trình tự, thủ tục giải
quyết bồi thường; thành phần tham gia thương lượng việc bồi thường; Kinh phí
bồi thường; dự toán, tạm ứng kinh phí bồi thường và thủ tục chi trả kinh phí;
Khôi phục chức vụ cho người bị thiệt hại; phục hồi danh dự và trình tự xin lỗi;
Trách nhiệm hoàn trả của người thi hành công vụ...Sau ý kiến phát biểu của các
đại biểu, Bộ trưởng Bộ tư pháp Lê Thành Long giải trình ý kiến của đại biểu
Quốc hội về dự án Luật trách nhiệm bồi thường của Nhà nước (sửa đổi).
2. Dưới sự điều khiển
phiên họp của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển Quốc hội đã nghe: Ủy viên
Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của Quốc hội
Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự thảo Nghị
quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Bộ
Lĩnh trình bày dự thảo Nghị quyết về dự toán ngân sách nhà nước năm 2017. Sau
đó Quốc hội biểu quyết thông qua Điều 1, Điều 2 và toàn văn Nghị quyết.
3. Dưới sự
điều khiển phiên họp của Phó Chủ tịch Quốc hội Phùng Quốc Hiển Quốc hội đã nghe:
Ủy viên Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban tài chính, ngân sách của
Quốc hội Nguyễn Đức Hải trình bày Báo cáo giải trình, tiếp thu và chỉnh lý dự
thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết số 55/2010/QH12 về
miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp; nghe Phó Tổng Thư ký Quốc hội Lê Bộ
Lĩnh trình bày dự thảo Nghị quyết sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị quyết
số 55/2010/QH12 về miễn, giảm thuế sử dụng đất nông nghiệp. Sau đó, Quốc hội đã
biểu quyết thông qua toàn văn Nghị quyết.
Thứ bảy, ngày 12-11 và Chủ nhật, ngày 13-11-2016, Quốc
hội nghỉ.
Quốc
hội kết thúc tuần làm việc thứ 4, kỳ họp thứ 2, Quốc hội khóa XIV.
Văn phòng
Đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa